Những quyền lợi của người giúp việc khi bị tai nạn lao động ở Việt Nam

 Việc bị tai nạn lao động trong quá trình làm việc là điều hoàn toàn khó tránh khỏi. Tuy nhiên, đối với ngành giúp việc, một ngành chưa có được nhiều sự công nhận thì những người giúp việc có được hưởng những quyền lợi, chế độ gì không khi bị tai nạn lao động? Hãy cùng tìm hiểu xem có hay không.


bTaskee cam đoan là những người giúp việc khi bị tai nạn trong lúc làm việc sẽ được hưởng một số quyền lợi nhất định, cụ thể như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 20, Thông tư số 19/2014/TT-BLĐTBXH, tại Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 27/2014/NĐ-CP trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động như sau:

Bồi thường cho người giúp việc

Đối với người giúp việc bị suy giảm khả năng lao động từ mức 5% trở lên khi bị tai nạn lao động không phải do lỗi của người giúp việc sẽ được bồi thường một mức sau đây:

Phải bồi thường ít nhất 1,5 tháng tiền lương cho người giúp việc nếu bị suy giảm 5-10% khả năng lao động, tăng dần 0,4 tháng tiền lương cho thêm mỗi 1% mất khả năng lao động trở đi.

Bồi thường ít nhất 30 tháng tiền lương nếu người giúp việc bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc người giúp việc bị tử vong do tai nạn trong quá trình lao động gây ra.

Nếu tai nạn là lỗi của người giúp việc thì người sử dụng lao động cũng phải bồi thường ít nhất 40% số tiền được nêu trên.

Về bảo hiểm ý tế

Người sử dụng lao động phải thanh toán chi phí đồng chi trả, những chi phí không nằm trong mục bảo hiểm y tế đối với những người lao động tham gia bảo hiểm y tế.

Đối với những người giúp việc không tham gia bảo hiểm y tế người sử dụng lao động phải chi trả và chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật.

Về bảo hiểm xã hội

Thông thường, với người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì người sử dụng lao động phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội cho họ. 


Tuy nhiên, người giúp việc không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, mà khi người sử dụng lao động chi trả cùng lúc vào lương cho họ khoản tiền tương ứng, họ sẽ tham gia bảo hiểm xã hội theo chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện. 

Trong khi đó, khoản 2, Điều 4, Luật Bảo hiểm xã hội 2006 lại quy định bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ bao gồm chế độ hưu trí và chế độ tử tuất, mà không có chế độ tai nạn lao động. 

Như vậy, người sử dụng lao động không thể trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội cho người giúp việc. Trường hợp này, người sử dụng lao động sẽ phải trả cho người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của chế độ tai nạn lao động cho thời gian mà người sử dụng chưa chi trả. Cụ thể, mỗi tháng làm việc tương đương với 1% tiền lương của người giúp việc..

Trách nhiệm khác 

Sơ cứu tạm thời và tìm cách đưa nạn nhân tới bệnh viện, cơ sở y tế nhanh nhất có thể 

Thường xuyên thông báo cho người thân người giúp việc biết tình trạng sức khỏe của người giúp việc bị tai nạn lao động

Chăm sóc chu đáo và tạo mọi điều kiện cần thiết để người giúp việc bình phục sớm nhất có thể

Những trường hợp người giúp việc không được hưởng quyền lợi khi bị tai nạn lao động

Người giúp việc cố ý hủy hoại sức khỏe của bản thân

Sử dụng chất ma túy, rượu bia, những chất gây nghiện trái pháp luật

Nạn nhân mâu thuẫn với người gây ra tai nạn và không liên quan tới công việc

Đó là những quyền lợi của người giúp việc nếu không may họ gặp tai nạn trong quá trình làm việc. Qua đó có thể thấy được giờ đây người giúp việc đã được coi trọng hơn, được hưởng các chế độ, các quyền lợi như những ngành nghề khác.

Tham khảo thêm:



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những người giúp việc nhận được sự bảo trợ nào từ cộng đồng

Giặt sofa vải

Người Làm Vườn - Họ Làm Những Công Việc Gì?